Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008

Tỉnh Dòng Ngôi Lời – Giuse Việt Nam
Hạt Đào Tạo Sài Gòn
Nhóm TĐ Thánh Kinh
----o0o----

BIÊN BẢN HỌP TỔNG KẾT
NĂM 2007-2008

Cộng đoàn Mai Khôi, ngày 21 tháng 5 năm 2008

Thành phần tham dự:
- Cha cựu bề trên Theophile Ngô Hoàn Cầu.
- Mười bốn anh trong nhóm.
- Vắng hai anh em cđ Nguyễn Kiệm (do họp cộng đoàn).

I/ Cha cựu bề trên Theophile phác thảo chương trình về các buổi thuyết trình KinhThánh của Cha Feld Kaemper,SVD.
- Cha Feld Kaemper,SVD sẽ đến Việt Nam vào trung tuần tháng 9.
- Cha Feld Kaemper,SVD sẽ có 2 buổi (mỗi buổi 2-3giờ) thuyết trình cho Học viện.
- Cha Feld Kaemper,SVD sẽ nói về chủ đề : “Mục vụ Thánh Kinh”.
- Có thể mời thêm liên tu sĩ Sài gòn (chương trình cụ thể)
- Liên lạc địa điểm: Học viện Đaminh Gò vấp, Liên Dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình, Trung tâm mục vụ Sài gòn.
- Chương trình cụ thể sẽ được cha cựu bề trên Theophile và cha Giám đốc học viện thống nhất sau.
II/ Báo cáo
Với bốn mục tiêu đề ra: Đọc Kinh Thánh hằng ngày, đến với các anh em đệ tử, đến với nhóm Sinh viên Mân Côi Gò Vấp và đến với nhóm Hiệp sống Kitô Đông Quang.
- Hai cộng đoàn đệ tử: Học hỏi tổng quan về: Cựu Ước, Tân Ước, Suy niệm Lời Chúa và Chia sẻ Lời Chúa.
+ Thuận Lợi:
- Anh em linh động trong soạn thảo giáo trình phù hợp với kiến thức cũng như tiếp thu của anh em đệ tử.
- Anh em đệ tử trao dồi được các cách cầu nguyện với Kinh Thánh.
- Các buổi học diễn ra nhẹ nhàng, vui để học.

+ Khó khăn:
- Thời gian ngắn, số buổi đến với anh em đệ tử ít. một tháng một lần.
- Xin ban Giám đốc Đệ tử có chương trình cụ thể và lâu dài.
- Nhóm Sinh viên Mân Côi Gò Vấp: Chia sẻ kiến thức về Kinh Thánh, dựa theo các tài liệu của Cha cựu bề trên Theophile.
+ Nhóm Sinh viên xin các thầy tiếp tục sang năm đồng hành cùng nhóm. Nhóm sinh hoạt 1 buổi Chúa Nhật đầu tháng, từ 19g-20g30.
- Nhóm Hiệp Sống Kitô Đông Quang: Chia sẻ Lời Chúa ba bước.
+ Nhóm Hiệp Sống Kitô xin các thầy tiếp tục sang năm đồng hành cùng nhóm. Nhóm sinh hoạt thứ 5 hằng tuần từ 19g30-21g30.
III/ Xin tiến Cử trưởng nhóm TĐ Thánh Kinh năm 2008-2009
- Thầy Anphongsô Đinh Công Sáng (Thần IV).
- Thầy G.B Trần Ngọc Long (Thần II).
- Thầy An-ton Đặng Lưu Quốc Thắng (Triết II).
T/m nhóm Tông đồ Thánh Kinh
Phêrô Nguyễn Văn Nam

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2008

MỘT CÁCH CẦU NGUYỆN VỚI BẢN VĂN TIN MỪNG
---o0o---

1. Xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để hiểu đoạn Lời Chúa. Ý thức Chúa đang hiện diện trước mặt mình, đang nói với mình và đang nghe mình.
2. Đọc chậm rãi bản văn vài lần. Nghiền ngẫm từng câu chữ. Để ý những từ được dùng nhiếu lần trong bản văn: đó có thể là những từ quan trọng được tác giả nhấn mạnh. Đặc biệt để ý những từ đánh động trí óc và trái tim bạn.
3. Đặt mình vào khung cảnh: cảnh này diễn ra ở đâu? Vùng nào? Lúc nào? Vào dịp nào? Bầu khí ra sao? Tưởng tượng bạn đang ở nơi diễn ra khung cảnh trên.
4. Nhắm nhìn khuôn mặt của những nhân vật trong đoạn văn. Để ý đến giới tính, tuổi tác nghề nghiệp, cách ăn mặc, tính tình, tâm trang hiện nay của họ. Các nhân vật trên của họ có quan hệ với nhau ra sao? Quan hệ tốt hay xấu?
5. Nhắm nhìn những hành động của các nhân vật. Gạch dưới những động từ trong bản văn. Những động từ giúp ta nhận thấy các nhân vật đang chuyển động một cách sống động. Coi những gì Chúa đã làm cho ai đó ngày xưa, bây giờ Chúa lại làm cho tôi. Coi những gì ai đó làm cho Chúa ngày xưa, bây giờ tôi cũng làm cho Chúa. Suy nghĩ về những hành động của các nhân vật. Chúa có nói gì với tôi không?
6. Lắng nghe những lời nói của các nhân vật. Cảm được giọng nói của họ. Gạch dưới những câu đối thoại nằm trong ngoặc kép. Những câu Chúa nói với ai đó ngày xưa, có thể là điều tôi nói với Chúa hôm nay. Suy nghĩ về những lời nói của các nhân vật. Chúa có nói gì với tôi không?
7. Tâm sự với Chúa như nói chuyện với một người Cha, người Thầy hay người Bạn. Dâng lên Chúa một lời nguyện tận đáy lòng mình để diễn tả tâm tình thờ lạy, ca tụng, tạ ơn, xin lỗi, hay nài xin một ơn mình cần.
8. Quyết tâm làm một thay đổi nhỏ trong cuộc sống, theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.

* Lưu ý: khi cầu nguyện :
+ Bạn dùng THÂN XÁC của bạn. Bạn có thể đứng, ngồi, quỳ, phủ phục, giang tay, miễn sao dễ gặp Chúa.
+ Bạn dùng TRÍ TUỆ để suy nghĩ, tìm hiểu về Lời Chúa.
+ Bạn dùng TRÍ TƯỞNG TƯỢNG để hình dung ra khung cảnh và nhân vật.
+ Bạn dùng TIM để thưa chuyện với Chúa, để tâm sự. Và cuối cùng:
+ Bạn dùng TAY để thực hành Lời Chúa mà bạn vừa nghe.
Như thế bạn cầu nguyện với cả con người.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2008

CHÚA NHẬT "TÌNH CHÚA THƯƠNG XÓT"

CHÚA NHẬT "TÌNH CHÚA THƯƠNG XÓT"
(DIVINE MERCY SUNDAY)
(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)

Ngày 23 tháng 5 năm 2000, Thánh Bộ Phượng Tự đã ra quyết định chọn ngày Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày Chúa Nhật "Tình Chúa Thương Xót" (giống như Chúa Nhật IV Phục Sinh là Chúa Nhât "Chúa Chiên Lành" "Good Shepherd Sunday"), để các tín hữu trên toàn thế giới dùng Chúa Nhật này suy ngắm về lòng thương xót của Chúa đối với mọi ngươi và toàn thể nhân loại. Tin tưởng ở lòng Chúa Thương Xót, chúng ta sẽ luôn vững lòng trông cậy, phó thác nơi Chúa khi gặp những thử thách, những biến cố khủng khiềp xảy ra cho mỗi ngừơi, mỗi gia đình chúng ta và thế giới.

Việc tôn sùng "Lòng Thương Xót Chúa" (devotion to the Divine Mercy) đã được bà Thánh Faustina Kowalska cổ động. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Bà lên bậc hiển Thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000. Sau đây là một số đoạn Đức Thánh Cha đã viết về Chúa Nhật "Chúa Thương Xót".

Cũng như Thánh Faustina, chúng ta cũng tuyên xưng rằng ngoài Tình Chúa Thương Xót, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại. Chúng ta cùng hết lòng tin tưởng kêu lên Chúa: "Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa". Lời tuyên xưng hết lòng tin tưởng nơi tình thương toàn năng của Chúa, đặc biệt cần thiết cho thời đại chúng ta, một thời đại mà nhân loại đang phải trải qua những hoảng sợ trước bao nhiêu những xuất hiện của sự dử. Kêu cầu đến lòng thương xót của Chúa rất cần thiết để tự đáy tâm hồn đầy khổ đau, lo lắng, và bất ổn của chúng ta, luôn nổi lên một nguồn cậy trông vửng chắc . . . Với con mắt linh hồn, chúng ta ước ao được nhìn vào con mắt của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót để nhận ra nơi sâu thẳm trong cái nhìn của Chúa phản ảnh đời sống sâu xa của Chúa, nơi đó chúng ta cũng nhận ra ân sủng mà chúng ta thường nhận được và Chúa vẫn tái ban hàng ngày cho chúng ta mãi mãi cho đến tận thế . . ."
Chính Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi và là Thánh Thần Chân Lý, dẫn chúng ta trên đường đến với lòng Thương Xót của Chúa. Chúa Thánh Thần làm cho thế giới nhận ra tội lỗi, sự công chính, và "sự phán xét"(John16:8). Chúa Thánh Thần cũng cho chúng ta hiểu được ơn cứu rỗi trọn vẹn nơi Chúa Kytô. Càng nhìn nhận ra tội, càng dể nhớ đến Thánh Giá Chúa Kytô. Hơn nữa, Chúa Thánh Thần giúp cho chúng ta, qua thánh giá Chúa Kytô, nhìn nhận tội lỗi của mình, từng tội lỗi một với trọn vẹn sự dữ chứa chấp trong đó. Cũng qua thập giá Chúa Kytô, Chúa Thánh Thần cho chúng ta nhìn ra tội lỗi trong ánh sáng mầu nhiệm "Tình Chúa Thương Xót": đó là tình yêu của Chúa chứa đầy lòng thương xót và tha thứ; nhờ đó, sự nhận ra tội lỗi của mình đem lại lòng vững tin rằng tội có thể được xóa bỏ và con người được phục hồi trở lại tình trạng người con yêu thương của Chúa. Thánh Giá là một sự "hạ mình" sâu thẳm nhất của Thiên Chúa xuống tới nhân loại. Thánh Giá là sự hoàn tất cuối cùng của Tình Yêu muôn thuở của Chúa đối với những vết thương đau đớn nhất của cuộc sống con người . . .

"Lạy Cha là Đấng Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh Hồn và bản tính Thiên Chúa của con yêu dấu của Cha, Chúa Giêsu Chúa chúng con, để đền vì tội lỗi chúng con và tội lỗi của toàn thế giới; nhờ những đau khổ trong cuộc khổ nạn của Người, xin thương xót chúng con và cả thế giới . . ."
Ngày nay, hơn lúc nào hết, thế giới cần đến lòng thương xót của Chúa. Ở mọi lục địa, từ sâu thẳm của những khổ đau của nhân loại, lời kêu xin lòng thương xót của Chúa hằng vọng lên khắp nơi. Nơi nào ghen ghét và lòng khát vọng trả thù ngự trị, nơi đó chiến tranh lại đem đến đau khổ và chết chóc cho những người vô tội; và nơi đó lòng Chúa xót thương lại cần thiết để đem lại sự ổn định cho tâm hồn và con tim nhân loại, và đem lại an bình. Nơi nào thiếu tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nơi đó lại càng cần lòng thương xót Chúa; vì trong ánh sáng của tình thương xót của Chúa, chúng ta nhận ra giá trị tuyệt vời của mỗi con người.
Tình thương xót của Chúa rất cần thiết để những bất công trên thế giới được chấm dứt và ánh sáng chân lý được ngời sáng . . .
"Con xin cảm tạ Chúa, gần một năm trước đây đã ban ơn cho con để con tuyên bố cho toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh là ngày lễ Tình Thương Xót của Chúa".
(ĐGH Gioan Phaolô II, "Chúa Nhật Tình Thương Xót Chúa" năm 2001).

"Trong ngày lễ "tình thương xót", lòng thẳm sâu của Tình Ta nhân từ xót thương mở ra. Ta tuôn đổ cả một đại dương ơn phúc cho những tâm hồn nào đến múc nguồn thương xót của Ta. Những ai ngày đó đi xưng tội, đi lễ và rước lễ; sẽ nhận được sự tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi và mọi hình phạt". (Trích nhật ký của Thánh Faustina).

Mercy Sunday is the octave of Easter Sunday. We read in Scriptures that the octave of the feast is 'the last and greatest day of the feast.' (John 7:37).
God wants the whole world to know about His great mercy and to honor it on this special day. He promised : 'On that day , the very dephts of my tender mercy are open. I pour out a whole ocean of graces upon those who approach the fount of my mercy . The soul that will go to confession (this can be satisfied during Lent) and receive Holy Communion, shall obtain complete forgiveness of sins and punishment. On that day, all the Divine floodgates, through which graces flow, are open.' (Diary of St. Faustina,699).

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện: Xin Chúa thương đến nhân loại khổ đau, vì trong thế giới chúng ta hôm nay còn nhiều hận thù và chia rẽ; xin cho nhân quyền, phẩm giá, sự sống, và tự do, nhất là tự do tôn giáo được tôn trọng ở khắp nơi; xin cho Hòa Bình và Hạnh Phúc thật sự trở lại Miền Trung Đông và nơi nơi trên thế gíới.

Xin Chúa Thương Xót Chúng con!